TIẾNG ANH QUA ÂM NHẠC…

Ông Ronan Tolle – Trưởng khối giáo viên Anh văn người lớn Hội đồng Anh cho biết, ông vẫn sử dụng âm nhạc để dạy cho học viên, tuy nhiên phải rất cẩn thận trong cách chọn bài. “Người học không nên nghe những bản nhạc hip hop, rap hiện đại và quá sôi động cho mục đích học tiếng Anh, vì ngôn từ đôi khi dị hợm, chệch chuẩn và không phù hợp với cuộc sống. Các bạn nên chọn nhạc trữ tình, những bản tình ca bất hủ vì câu từ nhẹ nhàng và được trau chuốt hơn” – ông Ronan đưa ra lời khuyên

 

HelloChao: Tiếng Anh cho người bận rộn

HelloChao đã sáng tạo ra phương pháp đọc tách – ghép âm, đọc từ chậm đến nhanh từng âm đơn lẻ trong 1 từ và chầm chậm ghép nối các âm đó lại với nhau để hình thành nên âm của từ hay cả câu. Sự chuyển tiếp giữa các âm đơn lẻ được thể hiện thật chậm rãi và rõ nét giúp người học nhận ra dễ dàng và cuối cùng có thể phát âm chính xác từng từ, từng câu theo giọng chuẩn bản xứ

http://dantri.com.vn/c25/s182-549452/hellochao-tieng-anh-cho-nguoi-ban-ron.htm

 

Dạy tiếng Anh thiếu nhi: 6 nguyên tắc vàng

Đề án “Dạy và học ngoại ngữ” trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008. Đặc biệt, trong đề án, dạy và học tiếng Anh có vị trí vô cùng quan trọng, nhất là việc dạy và học cho
thiếu nhi.

Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh cho thiếu nhi để việc dạy và học có hiệu quả

  1. Chơi hơn dạy. Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc  bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, hướng dẫn học sinh tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
  2. Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch… nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa  dạng sẽ giúp học sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập.
  3. Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết. Cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch…) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của học sinh, nhất là cần khuyến khích học sinh tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập. Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
  4. Nói nhiều hơn nghe-viết. Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp đối với nhiều thế hệ đi trước. Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, học sinh cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp học sinh phát âm chuẩn. Một cách hạn chế việc phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc…
  5. Bắt chước hơn ngữ pháp. Bắt chước là không thể thiếu được đối với thiếu nhi, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản. Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để học sinh tự xác định và hành động phù hợp.
  6. Vui hơn cho điểm. Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ,  phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm” hơn là “hôm nay học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, học sinh phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao.  Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên học sinh nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, học sinh có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.

Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh cho thiếu nhi như ở nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy tiếng Anh thiếu nhi để không những nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho học tập suốt đời trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh.

Sưu tầm (nguồn internet)

 

Tiếng Anh lớp 4 (giáo trình mới)

Tiếp tục thí điểm dạy tiếng Anh cho lớp 4 trong năm học 2011- 2012 | LAODONG.

 

Học tiếng Anh tại …quán cà phê

Điều đặc biệt ở Master’s Cup Coffee House là mọi hoạt động của quán đều được vận hành bởi các nhân viên người Việt (từ người giữ xe, phục vụ đến bảo vệ) đã được đào tạo bài bản về tiếng Anh. Chủ quán là vợ chồng ông Jerry – bà Barbara. Vợ chồng chủ quán đã cùng 10 người Mỹ khác giúp “lớp học” đặc biệt này trau dồi tiếng Anh và giải đáp những thắc mắc về văn hóa Mỹ bằng lối nói chuyện dí dỏm, hài hước.

http://www.tinmoi.vn/thu-vi-lop-hoc-tieng-anh-tai-quan-cafe-09597167.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *